Sáng nay (4/1), đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã di chuyển thực nghiệm trên toàn tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận từ nút giao cuối tuyến (huyện Cái Bè, Tiền Giang) về đến nút giao đầu tuyến (nút giao Thân Cửu Nghĩa, điểm kết nối vào cao tốc TPHCM – Trung Lương) và dự lễ “cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận”. Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Việc thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận không chỉ khẳng định một mốc tiến độ quan trọng đạt được làm tiền đề hoàn thành dự án trong năm 2021, mà trong thời điểm này, với các điều kiện kỹ thuật có thể sẵn sàng tổ chức lưu thông tạm thời nhằm ứng cứu tình trạng ùn tắc, kẹt xe trên quốc lộ 1 vẫn thường xuyên xảy ra để kịp phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Trong quá trình triển khai dự án, Thủ tướng cho biết, có một số khó khăn lớn: Có sự thay đổi chính sách pháp luật về đầu tư, thời tiết mưa lũ kéo dài, diễn ra dịch COVID-19, khu vực có nền đất yếu, vật liệu khan hiếm. Đặc biệt, phải thi công xây dựng tới 39 chiếc cầu lớn, nhỏ trên tuyến cao tốc 51 km này. Trước tình hình đó, Thủ tướng đã quyết định chuyển đổi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang; nhấn mạnh đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện lời hứa trước nhân dân, chọn đúng đơn vị có năng lực thi công, tổ chức thực hiện. Thủ tướng đã 4 lần trực tiếp vào kiểm tra thi công dự án, còn các Phó Thủ tướng đã 3 lần vào kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Nhấn mạnh Việt Nam cần có các đơn vị thi công tầm cỡ quốc tế, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ và sẽ trực tiếp xử lý kiến nghị của Công ty CP BOT Trung Lương-Mỹ Thuận để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn.
Thông tin chi tiết về buổi lễ cắt băng thông tuyến Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận:
- Báo Chính Phủ (VGP News):
- Báo Người Lao Động:
- Báo Tuổi Trẻ: